Khởi nghiệp với bánh lá dừa, chàng trai đạt doanh thu 130 triệu đồng/tháng
Tham dự buổi lễ có ông Phan Văn Mãi - Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Nguyễn Như Khuê - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, ông Dương Anh Đức - Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản – In – Phát hành, Bộ TT- TT, bà Phạm Phương Thảo - nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư và những người yêu sách.Không để người dân bị mất liên lạc khi tắt sóng 2G
Ngày 4.2, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức lễ ký kết bàn giao và tiếp nhận Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 giữa Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long tham dự.Bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 4.2.2005, sau hơn 20 năm khai thác, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã kết thúc thời hạn vận hành theo quy định tại hợp đồng BOT để chuyển giao cho phía Việt Nam. Trong đó, EVN là đơn vị đại diện tiếp nhận để tiếp tục vận hành, khai thác.Theo Bộ Công thương, từ khi đi vào vận hành đến nay, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã cung cấp hơn 90 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phía nam nói chung.Sau khi được EVN tiếp nhận, dự kiến mỗi năm nhà máy này sản xuất, đóng góp khoảng 4,6 tỉ kWh điện năng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và ổn định hệ thống điện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.Trước đó, vào lúc 0 giờ 00 ngày 4.2, Công ty EPS (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP) đã chính thức tiếp quản công tác vận hành bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 theo hợp đồng dịch vụ cho EVN.Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 là dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép thông qua đấu thầu quốc tế và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài.Dự án được thành lập từ một tổ hợp các tập đoàn thương mại và năng lượng, gồm: EDF (Pháp), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), JERA (Nhật Bản), được vận hành bởi Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông.Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng công suất 715 MW với công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp.Ở thời điểm đầu tư, dự án có tổng vốn 400 triệu USD, trong đó 25% vốn được tài trợ từ các cổ đông và 75% vốn được tài trợ bởi các ngân hàng và định chế tài chính như: Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Xúc tiến và tham gia hợp tác kinh tế (PROPARCO).Theo lãnh đạo EVN, với vị trí xây dựng mang tính chiến lược cho lưới điện quốc gia, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các tỉnh phía nam xét trên cả khía cạnh công suất và điện năng.
Chuyển đổi số ngành công nghiệp giúp giảm biến đổi khí hậu toàn cầu
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
‘Xem nhanh 20h’ ngày 2.1 có nhiều tin tức đáng chú ý về: Ngày 2.1, đại diện được bà N.T.N (53 tuổi, ở xã Bình Nguyên, H.Thăng Bình, Quảng Nam - người trúng độc đắc 2 tỉ đồng) ủy quyền cho biết vừa làm việc cùng lãnh đạo Công ty Xổ số kiến thiết một thành viên Thừa Thiên - Huế (Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế) liên quan đến yêu cầu cung cấp kết quả giám định tờ vé số trúng độc đắc (giải đặc biệt).Trong buổi làm việc, phía Công ty XSKT Thừa Thiên - Huế đã chấp nhận cung cấp kết quả giám định cho bà N., đồng thời trả lại phí giám định 12 triệu đồng mà bà N. đã đóng trước đó cho Công an TP.Huế. Việc giám định được thực hiện theo yêu cầu từ phía Công ty XSKT Thừa Thiên - Huế.Sau khi nhận được kết quả giám định, phía nguyên đơn đã nộp cho TAND TX.Hương Thủy. Ngày 31.12.2024, đại diện của bà N. cũng đã nộp 36 triệu đồng tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa dân sự cho Chi cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế và cung cấp biên lai đến tòa án.Trước đó, TAND TX.Hương Thủy đã có văn bản thông báo gửi N. và các đại diện theo ủy quyền của bà N. về việc nộp số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm 36 triệu đồng và cung cấp bản sao kết quả giám định của Công an TP.Huế về tờ vé số trúng giải đặc biệt.Sau khi nhận được thông báo từ tòa án, bà N. đã có đơn gửi Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế để yêu cầu cung cấp kết quả giám định.Sáng 2.1, Đội CSGT Tân Sơn Nhất (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) tuần tra xử lý tình trạng tài xế vi phạm giao thông và phổ biến Nghị định 168/2024, trên đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình).Lúc 9 giờ 10 phút, anh H.M.T (30 tuổi, làm nghề shipper) chạy xe máy biển số 54V2-83... trên vỉa hè đường Cộng Hòa đoạn giao đường Út Tịch (P.4) nên CSGT yêu cầu dừng kiểm tra. Anh này cho hay đang đi giao hàng online, do gấp quá nên đã điều khiển xe máy leo vỉa hè.Với lỗi chạy xe trên vỉa hè, anh T. bị CSGT lập biên bản, xử phạt 4 - 6 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe.Đến 9 giờ 25 phút, CSGT phát hiện, xử lý nam shipper chạy xe máy biển số 37L1-37... ngược chiều trên đường Cộng Hòa. Làm việc với CSGT, nam shipper không xuất trình được giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe nên CSGT đã tạm giữ phương tiện.Với lỗi chạy ngược chiều, nam shipper bị phạt 4 - 6 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe.Tiếp đó, CSGT cũng xử lý một số trường hợp tài xế công nghệ, shipper chở hàng che khuất biển số, với mức phạt 350.000 đồng. Hành vi này được áp dụng xử phạt lần đầu tiên kể từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Cổ phiếu Thế Giới Di Động, chứng khoán FPT, Vietcap... kéo nhau nằm sàn
Không chỉ bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ và các cáo buộc điều tra về quyền riêng tư tại châu Âu, DeepSeek cũng đang trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Không dừng lại ở đó, ngay cả việc đăng ký nhãn hiệu cũng gặp khó khăn bởi chính công ty có lãnh đạo là người Trung Quốc, ít nhất tại Mỹ.Theo TechCrunch, DeepSeek mới đây nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) với hy vọng bảo vệ các ứng dụng, sản phẩm và công cụ chatbot AI của mình. Tuy nhiên, công ty này đã gặp phải một trở ngại lớn khi chỉ 36 giờ trước đó, một công ty khác có tên Delson Group, có trụ sở tại Delaware (Mỹ), đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu DeepSeek.Delson Group tuyên bố họ đã bắt đầu bán các sản phẩm AI mang thương hiệu DeepSeek từ đầu năm 2020. Trong hồ sơ đăng ký, công ty này cho biết địa chỉ của họ là một ngôi nhà ở tại Cupertino và CEO kiêm người sáng lập là Willie Lu. Đáng chú ý, Willie Lu là cựu sinh viên cùng trường với người sáng lập DeepSeek, Liang Wenfeng, tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc). Ông Lu cũng tự nhận mình là giáo sư tư vấn đã nghỉ hưu tại Đại học Stanford và là nhà tư vấn cho Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), với phần lớn sự nghiệp gắn liền với ngành công nghiệp không dây.Theo luật pháp Mỹ, người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên thường được coi là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó, trừ khi có thể chứng minh rằng nhãn hiệu đã được đăng ký với mục đích xấu. Tranh chấp này có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của DeepSeek tại thị trường Mỹ.